Sở GD-ĐT Bình Định vừa công bố kế hoạch chi
tiết tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2016 – 2017
vào
các trường THPT công lập trên địa bàn tỉnh.
- Trường THPT chuyên: Thi tuyển.
- Trường PTDTNT tỉnh Bình Định:
Thi tuyến.
- Đối với các trường THPT không
chuyên:
+ Các trường THPT công lập (không thuộc ba huyện miền núi Vân Canh,
Vĩnh Thạnh, An Lão): Thi tuyển.
+ Các trường THPT công lập tự chủ, hệ công lập tự chủ trong trường
THPT công lập, trường THPT tư thục và các trường THPT thuộc địa bàn Vân Canh, Vĩnh
Thạnh, An Lão: xét tuyên.
- Tuyển thẳng
Tuyển thẳng vào trung học phổ
thông các đối tượng sau đây:
+ Học sinh trường phổ thông
dân tộc nội trú;
+ Học sinh là người dân tộc
thiểu số;
+ Học sinh khuyết tật;
+ Học sinh đạt giải cấp quốc
gia trở lên về văn hóa; vãn nghệ; thể dục the thao; Cuộc thi khoa học kĩ thuật dành
cho học sinh trung học.
II. Điều kiện dự thi, hồ sơ dự tuyển
1. Điều kiện dự thi
- Đối tượng: là người
đã tốt nghiệp THCS
- Tuổi của học sinh vào học
lớp 10 là 15 tuổi.
- Đổi với những học sinh được
học vượt lớp ở cấp học trước hoặc học sinh vào cấp học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy
định thì tuổi lóp 10 được giảm hoặc tăng căn cứ vào tuổi của năm tốt nghiệp cấp
học trước.
- Đối với thí sinh tự do đã tốt nghiệp THCS ở những năm trước thì tuổi
của học sinh vào học lớp 10 được phép cao hơn không quá 2 tuồi so với tuổi quy định
- Học sinh là người dân tộc
thiểu số, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh
ở nước ngoài về nước có thể vào cấp học ở tuổi cao hơn 3 tuổi so vói tuổi quy định.
- Đối với thí sinh thi tuyển
vào THPT Chuyên cần có thêm điều kiện sau ;
+ xếp loại hạnh kiểm, học
lực cả năm học của các lớp cấp trung học cơ sở từ Khá trở
lên;
+ xếp loại tốt nghiệp trung
học cơ sở từ loại Khá trở lên.
2. Hồ sơ dự tuyển:
2.1 Đơn xin dự tuyển (theo
mẫu thống nhất do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định)
a) Bản sao giấy khai sinh hợp
lệ;
b) Bằng tốt nghiệp trung học
cơ sở hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học cơ sở tạm thời hoặc bản sao bằng
tốt nghiệp trung học cơ sở;
c) Bản chính học bạ (cấp THCS);
d) Giấy xác nhận thuộc đối
tượng được hưởng chính sách ưu tiên, khuyến khích do cơ quan có thẩm quyền cấp;
e) Giấy xác nhận đo ủy ban
nhân đân xã, phường, thị trấn cấp (đối với người học đã tốt nghiệp trung học cơ
sở từ những năm học trước) không trong thời gian thi hành án phạt tù; cải tạo không
giam giữ hoặc vi phạm pháp luật;
f) Hai ảnh cỡ 3cm X 4cm (kiểu
ảnh chứng minh nhân dân), loại ảnh màu có thời gian chụp không quá 01 nám tính đến
thời điểm nộp hồ sơ.
2.2 Hồ sơ tuyển thẳng
Hồ sơ tuyển thẳng của học sinh gồm các loại giấy tờ sau:
- Đơn xin tuyển thẳng của học
sinh;
- Bản sao giấy khai sinh hợp
lệ;
- Bằng tốt nghiệp trung học
cơ sở hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học cơ sở tạm thời hoặc bản sao bằng
tốt nghiệp trung học cơ sở;
- Bản chính học bạ (cấp THCS);
- Giấy xác nhận do ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn cấp (đối với người học đã tốt nghiệp trung học cơ
sở từ những năm học trước) không trong thời gian thi hành án phạt tù; cải tạo không
giam giữ hoặc vi phạm pháp luật;
- Các loại giấy tờ chứng minh
đối tượng tuyển thẳng tương ứng:
+ Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú: Căn cứ vào Học bạ.
+ Học sinh là người dân tộc rất ít người: Căn cứ vào Giấy khai sinh.
+ Học sinh khuyết tật: Bản sao (có chứng thực) Giấy xác nhận khuyết
tật do UBND cấp xã, phường, thị trấn cấp (theo mẫu 07 phụ lục kèm theo của Thông
tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT ngày 28/12/2012).
+ Học sinh đạt giải Quốc gia: Căn cứ Bản sao (có chứng thực) Giấy chứng
nhận đạt giải tương ứng.
III. Tổ chức tuyển sinh
2.1 Môn thi
- Đối với thí sinh dự thi các
trường THPT công lập sẽ thi 3 môn là Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh theo hình thức thi
tự luận.
- Đối với thí sinh dự thi vào THPT Chuyên
Trong kỳ thi tuyển, học sinh phải dự thi viết bằng hình thức tự luận
04 môn: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh và môn chuyên; Riêng môn Tiếng Anh chuyên có thêm
phần thi Nghe. Cụ thể như sau:
Chuyên Ngữ văn: thi Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Ngữ văn (chuyên)
Chuyên Tiếng Anh: thi Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Tiếng Anh (chuyên)
Chuyên Toán: thi Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Toán (chuyên Toán)
Chuyên Toán - Tin: thi Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Toán (chuyên Toán-Tin)
Chuyên Vật lí: thi Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Vật lí (chuyên)
Chuyên Hóa học: thi Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Hóa học (chuyên)
Chuyên Sinh học: thi Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Sinh học (chuyên)
2.2 Thời gian thi và thang điểm
- Đối với thi sinh dự thi THPT Chuyên
+ Thời gian làm bài thi:
Môn không chuyên: Toán, Ngữ văn: 120 phút, Tiếng Anh: 90 phút.
Môn chuyên: 150 phút.
+ Thang điểm và hệ số điểm bài thi:
Điểm bài thi tính theo thang điểm 10;
Điểm các bài thì môn không chuyên tính hệ sổ 1; điểm các bài thi môn
chuyên tính hệ số 2.
+ Cách xét tuyển:
Xét tuyển vào lớp chuyên: Căn cứ điếm xét tuyển vào lớp chuyên, xét
từ điểm cao xuống thấp đế tuyển đủ chỉ tiêu được giao cho từng môn chuyên. Trường
hợp xét đến chỉ tiêu cuối cùng có nhiều thí sinh có điểm xét tuyển bằng nhau thì
tiếp tục xét chọn thí sinh theo thứ tự un tiên sau: Có điểm thi môn chuyên cao hơn;
có điềm sơ tuyền cao hơn; có điểm trung bình môn chuyên đăng ký dự thi năm học lóp
9 cao hơn; có điểm trung bình các môn học cuối năm học lớp 9 cao hơn.
Xét tuyển vào lớp không chuyên; Căn cứ điểm xét tuyển vào lớp không
chuyên, xét từ điểm cao xuống thấp để tuyển đủ chỉ tiêu được giao các lớp không
chuyên. Trường hợp xét đến chỉ tiêu cuối cùng có nhiều thí sinh có điểm xét tuyển
bằng nhau thì tiếp tục xét chọn thí sinh theo thứ tự ưu tiên sau: Có điểm thi môn
chuyên cao hơn; có điểm sơ tuyển cao hơn; có điếm trung bình các môn học cuối năm
học lớp 9 cao hơn.
- Đối vơi thí sinh dự thi các trường THPT công lập
+ Thời gian làm bài thi Ngữ văn và Toán là 120 phút và tiếng Anh là
60 phút
+ Thang điểm
- Điểm bài thi là tổng điểm
thành phần của từng câu hỏi trong đề thi. Điểm bài thi được cho theo thang điểm
từ điểm 0 đến điểm 10 và được cho điểm lẻ đến 0,25.
- Hệ số điểm bài thi:
+ Các môn Ngữ văn, Toán : Hệ số 2 + Môn Tiếng Anh : Hệ số 1
IV. Chế độ ưu tiên, khuyến khích
1. Chế độ ưu tiên.
a) Cộng 3 điểm cho một trong
các đổi tượng:
- Con liệt sĩ; con thương
binh mất sức lao động 81 % trở lên; con bệnh binh mất sức lao động 81% trở lên;
con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà
người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm
khả năng lao động 81 % trở lên;
- Con của người hoạt động
kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; con của người hoạt động cách mạng trước ngày
01/01/1945; con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa
tháng Tám năm 1945.
b) Cộng 2 điểm cho một trong
các đối tượng:
Con của Anh hùng lực lượng vũ trang, con của Anh hùng lao động, con
của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; con thương binh mất sức lao động dưới 81%; con bệnh
binh mất sức lao động dưới 81%; con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng
chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách
như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%”.
c) Cộng 1 điểm cho một trong
các đối tượng:
Người có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số; người học đang sinh
sống, học tập ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là các địa phương
có trong Danh mục các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện
đầu tư của chương trình 135; ở xã khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo
quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ; ở thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực
I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành của ủy ban Dân
tộc còn hiệu lực thi hành. Cụ thể:
- Xã đặc biệt khó khăn, xã
biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của chương trình 135 theo Quyết định
số 204/QĐ-TTg ngày 01/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách xã đặc
biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của chương trình 135
năm 2016.
- Thôn đặc biệt khó khăn vùng
dân tộc và miền núi vào diện đầu tư của chương trình 135 theo Quyết định số 582/QĐ-UBDT
ngày 18/12/2013.
- Thôn đặc biệt khó khăn, xã
khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo Quyểt định số 447/QĐ-UBDT
ngày 19/9/2013 và Quyết định số 601/QĐ'UBDT ngày 29/10/2015 về công nhận, bổ sung,
điều chỉnh thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền
núi của Bộ trưởng, Chủ nhiệm úy ban dân tộc.
- Xã đặc biệt khó khăn vùng
bãi ngang ven biển và hải đảo theo Quyết định sổ 539/QĐ-TTg ngày 01/4/2013 của Thủ
tướng Chính phủ.
2. Chế độ khuyến khích.
a) Đạt giải cá nhân trong kỳ
thi học sinh giỏi cấp tỉnh các bộ môn văn hoá:
Giải nhất: cộng 2,0 điểm; giải nhì: cộng 1,5 điểm; giải ba: cộng 1,0
điểm;
b) Đạt giải cá nhân cấp tỉnh
do ngành giáo dục và đào tạo phối hợp với các ngành tổ chức ở cấp trung học cơ sở
trong các kỳ thi văn nghệ; thể dục thể thao; hội thao giáo dục quổc phòng; thi viết
thư quổc tế; thi thí nghiệm thực hành một trong các bộ môn vật lí, hoá học, sinh
học; thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật.
Giải nhất hoặc huy chương vàng; cộng 2,0 điểm; giải nhì hoặc huy chương
bạc: cộng 1,5 điểm; giải ba hoặc huy chương đồng: cộng 1,0 điểm;
c) Học sinh được cấp chứng
nhận nghề phổ thông trong kỳ thi do sở giáo dục và đào tạo tổ chức ở cấp trung học
cơ sở:
Loại giỏi: cộng 1,5 điểm; loại khá: cộng 1,0 điểm; loại trung bình:
cộng 0,5 điểm.
Chú ỷ;
* Những học sình đoạt nhiều
giải khác nhau trong các cuộc thi chỉ được hưởng một mức cộng điểm của loại giải
cao nhất.
* Điểm cộng thêm tối đa cho
các đối tượng được hưởng chế độ ưu tiên, chế độ khuyến khích được quy định cụ thể
theo từng hình thức tuyển sinh như sau:
+ Hình hức xét tuyến: không quá 4 điểm
+ Hình thức thi tuyển: không quả 5 điểm.
>> Lịch sử điểm chuẩn vào lớp 10 Bình Định trong 5 năm liền đến 2015, Xem tại: http://www.tradiemthituyensinh.com/2016/01/thong-ke-iem-chuan-vao-lop-10-binh-inh.html
loading...
0 nhận xét Blogger 0 Facebook