ÔN THI VÀO 10 MÔN VĂN: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN
Chuyên đề : Luyện
viết đoạn văn theo nội dung đọc - hiểu văn bản nghệ thuật.
Dạng 3.
Đoạn văn giải thích về ý nghĩa nhan đề tác phẩm.
Hướng
dẫn cách viết đoạn văn giải thích về ý nghĩa nhan đề tác phẩm:
Nhan
đề của tác phẩm thường được tác giả đặt bằng một từ, một cụm từ. Nhan đề tác
phẩm thường chứa đựng đề tài, nội dung hoặc chủ đề của tác phẩm mà tác giả muốn
gửi gắm vào đó. Đôi khi nhan đề tác phẩm đồng thời cũng là một điểm sáng thẩm
mĩ, là tín hiệu nghệ thuật cần khai thác để làm sáng tỏ chủ đề tác phẩm. Có
nhan đề nêu lên đề tài của tác phẩm (“Làng”
– Kim Lân), có nhan đề hướng vào tư tưởng chủ đề của tác phẩm (“Lặng lẽ Sa Pa” - Nguyễn Thành Long), có
nhân đề gửi gắm một thông điệp sâu sắc nào đó (“Bến quê” - Nguyễn Minh Châu),…Bởi vậy, để hiểu được nhan đề của tác
phẩm, cần phải đọc kĩ tác phẩm, tìm hiểu nội dung, tìm hiểu các tầng nghĩa của
hình tượng, xâu chuỗi những hiểu biết về chi tiết, hình ảnh, hình tượng trong
tác phẩm để xác định đúng chủ đề tác phẩm. Từ đó quay lại tìm hiểu về ý nghĩa
nhan đề tác phẩm, đọc ra dụng ý mà tác giả gửi gắm trong đó.
- Yêu
cầu về nội dung:
+ Nêu được chính xác tên tác phẩm, tên tác
giả.
+ Xác định ý nghĩa nhan đề tác phẩm thể
hiện về phương diện gì: đề tài, nội dung, tên nhân vật chính, chủ đề, …mối quan
hệ giữa tên tác phẩm và chủ đề tác phẩm.
+ Khẳng định giá trị của nhan đề tác phẩm.
Cũng có thể kết hợp đánh giá về tác giả, tác phẩm.
- Yêu
cầu về hình thức:
+ Viết đoạn văn ngắn từ 5 – 7 câu, các câu
văn được liên kết với nhau theo mô hình kết cấu nhất định, sử dụng các phép
liên kết nội dung và hình thức.
+ Sử dụng linh hoạt các kiểu câu để viết
đoạn văn.
------------------------------------------------
Đề bài:
Tác phẩm “Đoạn trường tân
thanh” của Nguyễn Du được nhân dân gọi là “Truyện Kiều”. Viết một đoạn văn ngắn giải thích mối quan hệ giữa
nhan đề của tác phẩm với nội dung, tư tưởng chủ đề của tác phẩm qua hai cách
đặt tên trên, trong đó có một câu cảm thán.
-----------------------------------------------
Đoạn văn minh hoạ:
Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc đã sáng tác
“Truyện Kiều”, truyện thơ bằng chữ
Nôm, một kiệt tác của văn học trung đại Việt Nam. Tác phẩm đó được nhà thơ lấy
tên là “Đoạn trường tân thanh” với
nghĩa là tiếng kêu mới xé lòng đứt ruột. Ngay trong nhan đề, tác phẩm đã thể
hiện được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của thi nhân. Ông thương cảm, xót xa cho số
phận bất hạnh của nàng Kiều, một người con gái tài hoa bị vùi dập trong kiếp
đoạn trường đau khổ. Viết về Kiều, về cuộc đời trầm luân bể khổ của nàng, tác
giả muốn nói lên những tiếng kêu than xé lòng đứt ruột, thương cho kiếp đời tài
sắc nhưng bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội xưa. Nhan đề tác phẩm thể hiện
rõ nội dung, tư tưởng tác phẩm; nhưng nhân dân ta đã đặt tên lại, gọi ngắn gọn
là “Truyện Kiều”. Cái tên này nôm na,
dễ nhớ, dễ hiểu, lấy tên nhân vật chính (nàng Thuý Kiều) đặt tên cho tác phẩm.
Đây là cách đặt tên thường thấy trong văn học dân gian. Tác phẩm tự sự này xoay
quanh kể về cuộc đời của nhân vật chính là nàng Kiều, người con gái tài sắc vẹn
toàn nhưng bị những thế lực hắc ám vùi dập, đoạ đày thật thương tâm. Thương
thay cho số phận bất hạnh của nàng Kiều, của người phụ nữ trong xã hội phong
kiến xưa! Như vậy cùng một tác phẩm nhưng
mỗi tên gọi thể hiện một dụng ý là như thế đó!
Câu kết
thúc đoạn văn là câu cảm thán.
Xem thêm:
>> Tra điểm chuẩn vào lớp 10 năm 2016 của tất cả các trường THPT trên toàn quốc
>> Tra điểm thi vào lớp 10 năm học 2016 - 2017 nhanh nhất tại 64 tỉnh - thành phố trên toàn quốc
>> Thống kê điểm chuẩn vào lớp 10 của các tỉnh/thành trên cả nước
>> Tra điểm chuẩn vào lớp 10 năm 2016 của tất cả các trường THPT trên toàn quốc
>> Tra điểm thi vào lớp 10 năm học 2016 - 2017 nhanh nhất tại 64 tỉnh - thành phố trên toàn quốc
>> Thống kê điểm chuẩn vào lớp 10 của các tỉnh/thành trên cả nước
loading...
0 nhận xét Blogger 0 Facebook