ÔN THI VÀO 10 MÔN VĂN: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN
Chuyên đề : Luyện
viết đoạn văn theo nội dung đọc - hiểu văn bản nghệ thuật.
Dạng 5. Đoạn văn phân tích đặc điểm nhân vật
Đề bài:
- Đoạn văn minh hoạ:
Ông
Hai trong truyện ngắn “Làng” của kim Lân là nhân vật điển hình cho người nông
dân trong kháng chiến chống Pháp có tình yêu làng, yêu nước cảm động. Ông Hai yêu làng Chợ Dầu của
mình nên thường khoe và tự hào làng của ông là làng cách mạng, làng kháng
chiến. Vì hoàn cảnh ông phải đi tản cư, ông luôn nhớ về làng “Chao ôi, lão thấy nhớ làng mình quá!”.
Gặp đoàn tản cư ông lão hỏi thăm tin tức làng Chợ Dầu thì được người tản cư cho
biết làng ông làm Việt gian theo Tây. Ông cảm thấy đau đớn, xấu hổ “da mặt tê rân rân, cổ nghẹn đắng lại, không
thở được”, “ông cúi gằm mặt, lảng đi
về nhà”. Tin dữ ám ảnh ông, biến ông thành con người khác, chỉ ru rú
ở nhà không dán ra ngoài, hay cáu bẳn, gắt gỏng. Khi mụ chủ nhà có ý định
đuổi khéo gia đình ông, ông rơi vào trạng thái bế tắc, tuyệt vọng. Ở hoàn
cảnh đó ông đấu tranh giằng xé: hay là về làng? Nhưng vừa nghĩ ông đã gạt
phắt đi vì về làng tức là theo Tây, bỏ Cụ Hồ, bỏ kháng chiến. Trong sự bế tắc
đó, ông tâm sự với con út như một cách ngỏ lòng mình rằng: ở ông, tình yêu
làng, trung thành với cách mạng, với kháng chiến không bao giờ thay đổi. Khi
được tin cải chính, ông Hai như người chết sống lại, ông lại sung sướng đi khoe
làng bị đốt, nhà mình bị cháy. Đó là minh chứng hùng hồn chứng minh làng
ông là làng Cách mạng, làng kháng chiến.
Mô hình cấu trúc đoạn văn: Đoạn văn
diễn dịch:
Câu chủ đề là câu mở đoạn: nêu đặc điểm nổi
bật của nhân vật ông Hai.
Các câu sau triển khai chứng minh lòng yêu
làng, yêu nước của ông Hai.
loading...
0 nhận xét Blogger 0 Facebook