Dưới đây là 3 tiêu chí mà các em học sinh có thể tham khảo trước khi ra quyết định chọn trường.
1. Chọn trường theo học lực
Vài năm trở lại đây, không chỉ các trường chuyên mới có tỉ lệ chọi cao mà ngay cả các trường THPT tầm giữa hoặc trường ngoài công lập cũng thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải hồ sơ đăng ký. Vì vậy, chọn trường theo học lực để tránh tình trạng điểm cao nhưng vẫn trượt là điều được học sinh, phụ huynh cân nhắc kỹ lưỡng.
1. Chọn trường theo học lực
Vài năm trở lại đây, không chỉ các trường chuyên mới có tỉ lệ chọi cao mà ngay cả các trường THPT tầm giữa hoặc trường ngoài công lập cũng thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải hồ sơ đăng ký. Vì vậy, chọn trường theo học lực để tránh tình trạng điểm cao nhưng vẫn trượt là điều được học sinh, phụ huynh cân nhắc kỹ lưỡng.
Chị Minh Hạnh (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Trước kỳ thi quan trọng như thi vào lớp 10, mình khuyên con nên đăng ký chọn trường có điểm đầu vào thấp hơn khả năng của mình một chút, để chắc suất trúng tuyển”.
Bạn Thu Lan - con gái chị Minh Hạnh, đã đăng ký nguyện vọng vào một trường công lập. Với học lực của mình cộng với điểm học sinh giỏi, điểm dự kiến của Lan sẽ cao hơn khoảng 0,5 - 1 điểm so với điểm chuẩn năm ngoái. Lan còn cho biết: “Nếu không đủ điểm vào trường đấy, mình sẽ nộp hồ sơ vào một trường ngoài công lập ở gần nhà, môi trường học ổn và mức học phí không quá cao”.
Đăng ký nguyện vọng 1 tại một trường THPT mình mong muốn, nguyện vọng 2 tại một trường thuộc tầm trung và chuẩn bị hồ sơ dự phòng ở một trường THPT ngoài công lập như Lan là cách mà nhiều học sinh đang lựa chọn.
2. Chọn trường để phát triển bản thân
Những học sinh không mặn mà với trường chuyên vì không có học lực xuất sắc, nhưng lại muốn có môi trường để phát triển bản thân nên chọn trường có điểm chuẩn vừa phải, bù lại có nhiều hoạt động trải nghiệm, khám phá năng lực bản thân. Sau khi nhập học, các bạn có thể dành thời gian học thêm ngoại ngữ, các bộ môn nghệ thuật hoặc tham gia các hoạt động phát triển kỹ năng mềm.
Hoàng Huy (học sinh lớp 11 một trường dân lập ở Hà Nội) cho biết năm ngoái khi quyết định không ôn thi trường điểm của quận mà nộp hồ sơ vào trường dân lập, bố mẹ cậu rất phản đối. Huy mất khá nhiều thời gian giải thích cho bố mẹ hiểu mục tiêu của mình là học kiến thức phổ thông ở mức khá, tập trung học giỏi ngoại ngữ theo sở thích và tham gia nhiều hoạt động sự kiện.
“Sau một năm, thấy mình thoải mái với việc học và kỹ năng ngoại ngữ tiến bộ nhanh, bố mẹ mới yên tâm là mình lựa chọn đúng”, Huy hào hứng.
Mô hình trường THPT nội trú cũng là một trong những môi trường tốt để học sinh được thử thách và hoàn thiện bản thân. Việc học tập và sinh hoạt 5 ngày trong tuần tại trường khiến các bạn học được những kỹ năng tốt để chuẩn bị cho cuộc sống tự lập sau này.
3. Chọn trường theo định hướng bậc đại học
3 năm THPT được các học sinh, phụ huynh quan niệm là khoảng thời gian trang bị kiến thức và định hướng nghề nghiệp quan trọng trước khi bước vào đại học. Không ít gia đình chọn trường dựa vào nguyện vọng tương lai như du học hoặc theo đuổi nghề nghiệp mong muốn.
3. Chọn trường theo định hướng bậc đại học
3 năm THPT được các học sinh, phụ huynh quan niệm là khoảng thời gian trang bị kiến thức và định hướng nghề nghiệp quan trọng trước khi bước vào đại học. Không ít gia đình chọn trường dựa vào nguyện vọng tương lai như du học hoặc theo đuổi nghề nghiệp mong muốn.
Chị Thu Hương (Hà Đông) cho biết: “Gia đình mình đã tìm hiểu kỹ và định hướng cho con học nội trú THPT FPT để làm quen lối sống tự lập xa nhà, rèn luyện tiếng Anh, phát triển các kỹ năng cá nhân để đi du học. Anh họ của cháu cũng từng học THPT FPT và bắt đầu cuộc sống du học tại Australia khá tốt”.
Dự định du học hoặc đã xác định nghề nghiệp tương lai, nhiều học sinh chọn trường nội trú, trường THPT thuộc một trường đại học có lợi thế cơ sở vật chất, chương trình đào tạo…
Chí Đức (học sinh lớp 11 trường THPT FPT) lại chọn trường vì mục tiêu nghề nghiệp kỹ sư công nghệ thông tin. Sau 2 năm học tại trường, Đức tìm được những người bạn chia sẻ đam mê công nghệ.
Nam sinh lớp 11 cho biết: “Học chung campus, mình được ngó nghiêng các workshop, các cuộc thi về công nghệ thông tin của các anh chị sinh viên. Như hiện tại mình rất thích thú khi xem các anh lập trình cho chiếc xe không người lái để tham dự chương trình Cuộc đua số 2018”. Sau khi tốt nghiệp THPT, Đức dự định học tiếp lên ngành kỹ thuật phần mềm, Đại học FPT.
Tận dụng được cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên kinh nghiệm và các chương trình đào tạo liên kết phổ thông - đại học, các mô hình trường THPT này sẽ giúp học sinh có cơ hội tốt để phát huy tiềm năng của bản thân, tạo nền tảng sự nghiệp trong tương lai.
loading...
0 nhận xét Blogger 0 Facebook