CÁC MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU gồm 3 phần: Tóm tắt lý thuyết, Phương pháp giải bài tập các mạch điện xoay chiều và Trắc nghiệm trực tuyến.

Đây là chuyên đề luyện thi THPT quốc gia, thi HSG môn Vật lí, là tư liệu bổ ích giúp học sinh tự đánh giá năng lực đối với bộ môn Vật lí trước khi bước vào các đợt thi chính thức.

A. TÓM TẮT LÍ THUYẾTCác mạch điện xoay chiều.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP Xác định số của máy đo
1. Các loại máy đo
- Ampe kế : dùng để đo giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện . Điện trở của Ampe kế thường rất nhỏ. Ampe kế thường được mắc nối tiếp với mạch cần đo.
- Vôn kế : dùng để đo hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu mạch điện. Điện trở của vôn kế rất lớn. Vôn kế thường được mắc song song với đoạn mạch cần đo.
2. Số chỉ của máy đo.
-  Đối với mạch RLC
U2 = UR2 + ( UL- UC)2
tanj = (ZL – ZC)/R
-  Đối với đoạn mạch chỉ có R và L .
 U2 = UR2 +  UL2
tanj = ZL/R
- Đối với đoạn mạch có nhiều điện trở thuần mắc nối tiếp.
R = R1 + R2 +…….+ Rn
UR = UR1 + UR2 +…..+ URn
- Đối với đoạn mạch có nhiều cuộn dây mắc nối tiếp.
R = R1 + R2 +…….+Rn
L = L1 + L2 +…….+Ln
-  Đối với đoạn mạch có nhiều tụ điện mắc nối tiếp.
1/C = 1/C1 + 1/C2 + 1/C3 + …
- Đối với đoạn mạch có nhiều tụ điện mắc song song.
C = C1 + C2 + C3 +...
3. Độ lệch pha
 Độ lệch pha giữa i và u : tanj = (UL - UC)/UR = (ZL – ZC)/R = (wL – 1/wL)/R rồi suy ra  j
 Đôi lúc ta xử dụng      cosj = R/Z    hay  cosj = UR/U  rồi suy ra  j , nhớ  j có thể dương hay âm    
+ Nếu: ZL > ZC hay ωL > 1/wC thì u nhanh pha hơn i : j > 0  (mạch có tính cảm kháng)
+ Nếu: ZL < ZC hay ωL <  thì u chậm pha hơn i : j < 0  (mạch có tính dung kháng)
+ Nếu: ZL = ZC hay ωL = 1/wC thì u cùng pha với i: j = 0
    Khi đoạn mạch RLC cộng hưởng thì :
4. Phương pháp vẽ giản đồ vécto.
        Bước 1 : Vẽ giản đồ vecter
* Cách vẽ giản đồ vecter:
  Vì i không đổi nên ta chọn trục cường độ dòng điện làm trục gốc, gốc tại điểm O, chiều dương là chiều quay lượng giác.
  Ta có :
-          UR Luôn cùng pha với i .
-          UL Luôn sớm pha hơn i một góc 900 .
-          UC Luôn trễ pha hơn i một góc 900.
-          UAB  Lệch pha với i một góc là .
-          Độ lớn của mỗi vecter phải tỷ lệ với giá trị hiệu dụng của nó.

* Cách vẽ giản đồ vecter trượt.
-          Chọn trục nằm ngang là trục dòng điện, điểm đầu mạch làm gốc (đó là điểm A).
-          Biểu diễn lần lượt hiệu điện thế qua mỗi phần bằng các véc tơ AM;  MN; NB  nối đuôi nhau theo nguyên tắc: R - đi ngang; L - đi lên; C - đi xuống.
-          Nối A với B thì véc tơ AB chính là biểu diễn uAB
Chú ý:
      + Các hiệu điện thế trên các phần tử được biểu diễn bởi các véc tơ mà độ lớn của các véc tơ tỷ lệ với hiệu điện thế hiệu dụng của nó.
      + Độ lệch pha giữa các hiệu điện thế là góc hợp bởi giữa các véc tơ tương ứng biểu diễn chúng.
+ Độ lệch pha giữa hiệu điện thế và cường độ dòng điện là góc hợp bởi véc tơ biểu diễn nó với trục i
+ Việc giải bài toán là nhằm xác định độ lớn các cạnh và góc của tam giác dựa vào các định lý hàm số sin, hàm số cosin và các công thức toán học.
      Bước 2 : Sử dụng các tính chất trong tam giác và các phép tính vecter suy ra các giá trị và đại lượng cần tìm.
     Trong toán học một tam giác sẽ giải được nếu biết trước ba (hai cạnh 1 góc, hai góc một cạnh, ba cạnh) trong sáu yếu tố (3 góc và 3 cạnh).

TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ THEO CHỦ ĐỀ; CLICK vào chủ đề để xem chi tiết.

Xem thêm:
>> Chuyên đề Dao động cơ
>> Chuyên đề Sóng cơ
>> Chuyên đề Sóng ánh sáng
>> Chuyên đề Lượng tử ánh sáng
>> Chuyên đề Hạt nhân nguyên tử
loading...

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Subscribe to: Posts (Atom)

 
Kho Luận văn - Tiểu luận ©Email: tradiemthituyensinh@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|Soidiemchontruong|inluon|Tài liệu|Hoctrenmobile|SKKN|Tử vi|Science
Link:Bantintuvan|khoahocsupham|SKKN hay|Soidiemchontruong|dayvahoctot|diemthivao10hoctrenmobile|tradiemthituyensinh|How to best
Link:Game|Game|Loans|Insua
Top