B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP Biểu thức của u và i
1.
Đối với mạch chỉ có một phần tử
a. Mạch điện xoay chiều chỉ có
trở thuần
u(t) = U0cos(ωt + j) ; i = u/R = (U/R)(Ö2)cos(ωt + j) ; I0 = U0/R và i , u cùng pha.
b.
Đọan mạch chỉ có tụ điện ;
· Tụ điện cho dòng điện xoay chiều
"đi qua".
· Tụ điện có tác dụng cản trở
dòng điện xoay chiều.
· Giả
sử u = U0cosωt
i = I0cos(ωt+ π/2)
Còn i = U0cosωt
u = U0cos(ωt - π/2)
Còn i = U0cos(ωt +ji )
u = U0cos(ωt - π/2+ji)
· Dung kháng: ZC
Đặt ZC
= 1/wC Vậy: Định luật
ôm I = U/ZC.
Ý
nghĩa của dung kháng
+ ZC là đại lượng biểu hiện sự cản trở dòng
điện xoay chiều của tụ điện.
+ Dòng điện xoay chiều có tần số cao (cao tần) chuyển
qua tụ điện dễ dàng hơn dòng điện xoay chiều tần số thấp.
+ ZC cũng có tác dụng làm cho i sớm pha π/2 so với u.
c. Mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn cảm :
Mỗi cuộn dây có hai phần tử : điện trở r và độ tự cảm
L . Riêng cuộn cảm thuần chỉ có L
· Trường hợp nếu rút lỏi thép
ra khỏi cuộn cảm thì độ sáng đèn tăng lên ® Cuộn cảm có tác dụng cản trở dòng điện xoay chiều. Tác dụng cản trở
này phụ thuộc vào độ tự cảm cuộn dây.
· Giả sử i = I0cosωt => u = LωI0cos(ωt+ j/2) = U0cos(ωt+ π/2)
Nếu u = U0cosωt => i = U0cos(ωt - π/2)
i = I0cos(ωt+ji) => u = U0cos(ωt+ π/2+ji)
· Định luật ôm:
I = U/(wL)
· Cảm
kháng: ZL = ωL
Ý
nghĩa của cảm kháng
+ ZL là đại lượng biểu hiện sự cản trở dòng
điện xoay chiều của cuộn cảm.
+ Cuộn cảm có L lớn sẽ cản trở
nhiều đối với dòng điện xoay chiều, nhất là dòng điện xoay chiều cao tần.
+ ZL cũng có tác dụng làm cho i trễ pha π/2 so với u.
Lưu ý :
+) 1/π = 0,318
; 2/π = 0,636 ; 1/2π = 0,159
+)
Công thức tính điện dung của tụ phẳng : C = εS/(9.109.4πd)
ε: Hằng số
điện môi. S: Phần thể tích giữa hai bản
tụ (m3). d: Khoảng cách giữa hai bản tụ(m).
- Điện môi bị đánh
thủng là hiện tượng khi điện trường tăng vượt qua một giá trị giới hạn náo đó sẽ
llàm cho điện môi mất tính cách điện.
- Điện áp giới hạn là điện áp lớn nhất mà điện
môi không bị đánh thủng.
2.
Đối với mạch không phân nhánh RLC
· Với một đoạn mạch xoay chiều thì biểu thức điện áp hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện
qua mạch có biểu thức:
u(t) = U0cos(ωt + ju) => i(t) = I0cos(ωt + ji)
Nếu cho i = I0cosωt thì u = U0cos(ωt + j)
Nếu cho u = U0cosωt thì i = I0cos(ωt - j)
Nếu cho u(t) = U0cos(ωt + ju) thì i(t) = I0cos(ωt + ju - j)
· Đại lượng j = ju - ji gọi là độ
lệch pha giữa u và i trong một đoạn mạch.
j > 0 thì u sớm pha hơn i ; j < 0 thì u trễ pha hơn
i ;
j = 0 thì u đồng pha với i
· Tình I,U theo biều thức : I = U/Z = UR/R
= UL/ZL = UC/ZC = UMN/ZMN ; M, N là hai điểm
bất kỳ
Với Z = Ö[R2 + (ZL – Zc)2]
(Ω) gọi là tổng trở của
mạch
a.
Viết biểu thức cưòng độ dòng điện tức thời.
+ Nếu đoạn mạch cho biểu thức của điện áp tức thời, ta
có: Biểu thức cường độ dòng điện tức thời có dạng:
I = I0cos[pha(i)]
với Pha(i) = pha(u) - j
Trong đó ta có: j là độ lệch pha giữa u và i.
Chú ý:
Yêu cầu viết biểu thức cho đoạn mạch nào thì ta xét đoạn mạch đó;
Với đoạn mạch
ta xét thì:
tan j = (ZL – Zc)/R
; I0
= U0/Z ; Z = Ö[R2 +
(ZL – Zc)2]
+ Nếu đoạn mạch cho các giá trị hiệu dụng thì phương
trình cường độ dòng điện có dạng :
i = I0cos(ωt - j )
trong đó: w
= 2πf = 2π/T ; tan j = (ZL –
Zc)/R ; I0 = IÖ2 = U0/Z
; Z = Ö[R2 +
(ZL – Zc)2]
b. Viết biểu thức điện áp tức thời.
Xét
đoạn mạch cần viết biểu thức điện áp tức thời, ta có: u = U0cos[pha(u)]
trong
đó: Pha(u) = Pha(i) + j
; U0 = UÖ2
= I0Z = I0Ö[R2 + (ZL – Zc)2]
· Nếu đoạn mạch chỉ có L , hoặc C hoặc LC nối tiếp thì:
(i/I0)2
+ (UC/ZCI0)2 = 1 ; (i/I0)2 + (UL/ZLI0)2
= 1 ; (i/I0)2 + (ULC/ZLCI0)2
= 1.
0 nhận xét Blogger 0 Facebook