Tại Hà Nội, kỳ thi tuyển
sinh vào lớp 10 THPT hàng năm luôn căng thẳng. Để giành được tấm “vé” vào trường
công lập, trường “điểm”, nhiều học sinh và phụ huynh đã có kế hoạch ôn tập từ rất
sớm.
Sở Giáo dục- Đào tạo Hà Nội cho biết, kỳ thi tuyển
sinh vào lớp 10 THPT năm học 2016-2017 dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 8-6. Tuy
nhiên, hiện nhiều phụ huynh, học sinh đã cảm thấy áp lực trước kỳ thi.
Kỳ
thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2016- 2017 tại Hà Nội dự kiến diễn ra
vào ngày 8- 6. Cụ thể:
Thí sinh đăng ký vào lớp 10 không chuyên: Ngày 8- 6: Sáng thi môn Ngữ văn; chiều thi Toán
Thí sinh đăng ký vào lớp 10 chuyên:
Ngày 8- 6: Sáng thi môn Ngữ văn; chiều thi Toán
Ngày 9- 6: Sáng thi môn Ngoại ngữ; chiều thi môn chuyên: Ngữ văn, Toán, Tin học, Sinh học, Tiếng Pháp, Tiếng Nhật.
Ngày 10- 6: Sáng thi môn chuyên: Vật lý, Lịch sử, Địa lý, Hóa học, Tiếng Anh
Thí sinh đăng ký vào lớp 10 không chuyên: Ngày 8- 6: Sáng thi môn Ngữ văn; chiều thi Toán
Thí sinh đăng ký vào lớp 10 chuyên:
Ngày 8- 6: Sáng thi môn Ngữ văn; chiều thi Toán
Ngày 9- 6: Sáng thi môn Ngoại ngữ; chiều thi môn chuyên: Ngữ văn, Toán, Tin học, Sinh học, Tiếng Pháp, Tiếng Nhật.
Ngày 10- 6: Sáng thi môn chuyên: Vật lý, Lịch sử, Địa lý, Hóa học, Tiếng Anh
Lo lắng
Chị Lê Thị Thu Hà (quận Tây
Hồ, Hà Nội) không giấu được vẻ căng thẳng khi nói đến kỳ thi vào lớp 10 của con
sắp tới. Chị Hà cho biết: “Mặc dù đã từng chuẩn bị cho con thi đầu cấp nhưng lần
này thi vào THPT, tôi rất lo lắng không biết với lực học của con mình có đỗ được
vào lớp 10 hay không. Cũng như nhiều người, tôi mong muốn con mình trúng tuyển
vào trường công lập, song chỉ tiêu của các trường này luôn có hạn…”.
Tương tự, vì lo lắng, vợ chồng anh Nguyễn Văn Thắng (Đống Đa, Hà Nội) xác định: “Gia đình tôi đã xác định trong khoảng thời gian cháu thi vào lớp 10 phải luôn túc trực để xem thông báo của các trường, chẳng may con trượt nguyện vọng, mình còn phải chạy đi rút, nộp nguyện vọng vào trường khác. Với mong muốn làm sao con mình có thể vào học trường công lập, học phí thấp mà chất lượng lại yên tâm”.
Bên cạnh đó, nhiều học sinh lớp 9 cũng tích cực tham gia vào các kỳ thi thử để biết được lực học của mình. Em Chu Chính Công, học sinh lớp 9 trường THCS Nam Trung Yên (Hà Nội) cho biết: Em đăng ký thi vào lớp 10 trường THPT Cầu Giấy nhưng không biết có khả năng đỗ vào trường này hay không, bởi tỷ lệ chọi vào những trường này bao giờ cũng cao. “Để có một suất học tại trường công lập em đang thực hiện ôn tập lại những kiến thức đã học và tham gia những đợt thi thử tại trường nhằm mục đích biết bản thân đang yếu ở những kiến thức nào để có kế hoạch ôn tập lại những phần kiến thức đó”, Công cho biết.
Tuy vậy, thầy Nguyễn Tùng Lâm- Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cho rằng, phụ huynh và học sinh không nên quá lo lắng. Thay vì ra sức đi học thêm, học sinh có thể nắm vững kiến thức trên lớp và về nhà tự học hiệu quả. Để tránh tình trạng “học vẹt”, học sinh phải biết vận dụng, sáng tạo trên cơ sở những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. Đặc biệt, càng sát ngày thi, học sinh cũng không nên học dồn dập quá nhiều kiến thức mà cần tạo tâm lý thoải mái, tự tin.
Theo thầy Lâm, để dễ đạt mục tiêu trúng tuyển, ngoài yêu cầu chắc kiến thức, phụ huynh và học sinh cũng cần lưu ý đăng ký nguyện vọng phù hợp. Bởi thực tế, qua các năm, nhiều em đạt điểm khá cao nhưng vẫn trượt nguyện vọng. Vì vậy, học sinh phải thật cân nhắc dựa vào sức học của bản thân để chọn trường có điểm chuẩn tương ứng, hoặc thấp hơn. Điểm chuẩn này, phụ huynh và học sinh có thể tham khảo điểm “đầu vào” của trường qua các năm trước.
“Tránh tình trạng chọn trường theo số đông mà không căn cứ vào năng lực của mình. Các em cần đăng ký nguyện vọng 1 vào trường mong muốn và tự tin đạt điểm “đầu vào”. Còn nguyện vọng 2, các em nên chọn trường “top” dưới có điểm chuẩn thấp hơn trường nguyện vọng 1”, thầy Lâm chia sẻ.
Cần dựa vào năng lực của con, em mình
Năm nay, Sở Giáo dục- Đào tạo Hà Nội tiếp tục áp dụng phương thức tuyển sinh kết hợp thi tuyển với xét tuyển “đầu vào”. Dự kiến năm học 2015- 2016, toàn thành phố Hà Nội có 81.500 học sinh xét tốt nghiệp THCS và khoảng 67.500 học sinh thi tuyển vào lớp 10 hệ THPT. Trong đó, có 53.000 học sinh vào các trường công lập và hơn 14.000 học sinh sẽ vào các trường dân lập.
Ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc Sở Giáo dục- Đào tạo Hà Nội cho biết: Chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm nay vẫn giữ nguyên như năm ngoái, trong khi đó, số lượng học sinh lớp 10 lại giảm đi so với năm 2015 khoảng 4.000 học sinh. Do vậy, số lượng học sinh vào trường công lập năm nay nhiều hơn năm ngoái.
Theo ông Đại, hiện Sở Giáo dục- Đào tạo Hà Nội đang thống kê điều kiện cơ vật chất của các trường THPT trên địa bàn thành phố, sắp tới sẽ giao chỉ tiêu tuyển sinh cụ thể cho từng trường
Cũng theo đánh giá của nhiều giáo viên, tỷ lệ chọi vào các trường công lập không thay đổi so với các năm. Bà Phan Thị Luyến, Hiệu trưởng trường THPT Thực nghiệm (Hà Nội) cho biết: Số lượng học sinh lớp 9 năm nay ít hơn so với các năm nên tỷ lệ chọi cũng chỉ “sàn sàn” như những năm trước. Phụ huynh nào cũng muốn con học trong môi trường giáo dục tốt, tuy nhiên, việc chọn trường cũng cần phải dựa vào năng lực và sở trường của các em. Theo bà Luyến: Hiện có những trường THPT tập chung vào giảng dạy kiến thức để tập trung cho các kỳ thi và có những trường THPT lại đào tạo theo hướng rèn luyện kỹ năng, phẩm chất cho học sinh. Phụ huynh và học sinh cần cân nhắc chọn trường cho phù hợp.
Điện trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội) cho biết: Thi vào lớp 10 cũng như thi đại học, học sinh cần phải xác định năng lực, sở trường của mình ở mỗi môn thi để có kết quả cao. Bởi có nhiều em học đến lớp 9 vẫn chưa thể hiện rõ năng lực của mình ở các môn thi vào lớp 10 THPT.
Đại diện trường THPT Đông Anh (Hà Nội) cho biết: Năm nay, tỷ lệ chọi vào các trường công lập cũng như các năm. Tuy nhiên, trong thi cử cũng có học sinh trượt, học sinh đỗ từ đó khẳng định năng lực của mỗi em. Những học sinh có năng lực học tốt sẽ đỗ được vào các trường công lập, trường chuyên, còn lại các em phải học các trường công lập và trung tâm giáo dục thường xuyên.
Tương tự, vì lo lắng, vợ chồng anh Nguyễn Văn Thắng (Đống Đa, Hà Nội) xác định: “Gia đình tôi đã xác định trong khoảng thời gian cháu thi vào lớp 10 phải luôn túc trực để xem thông báo của các trường, chẳng may con trượt nguyện vọng, mình còn phải chạy đi rút, nộp nguyện vọng vào trường khác. Với mong muốn làm sao con mình có thể vào học trường công lập, học phí thấp mà chất lượng lại yên tâm”.
Bên cạnh đó, nhiều học sinh lớp 9 cũng tích cực tham gia vào các kỳ thi thử để biết được lực học của mình. Em Chu Chính Công, học sinh lớp 9 trường THCS Nam Trung Yên (Hà Nội) cho biết: Em đăng ký thi vào lớp 10 trường THPT Cầu Giấy nhưng không biết có khả năng đỗ vào trường này hay không, bởi tỷ lệ chọi vào những trường này bao giờ cũng cao. “Để có một suất học tại trường công lập em đang thực hiện ôn tập lại những kiến thức đã học và tham gia những đợt thi thử tại trường nhằm mục đích biết bản thân đang yếu ở những kiến thức nào để có kế hoạch ôn tập lại những phần kiến thức đó”, Công cho biết.
Tuy vậy, thầy Nguyễn Tùng Lâm- Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cho rằng, phụ huynh và học sinh không nên quá lo lắng. Thay vì ra sức đi học thêm, học sinh có thể nắm vững kiến thức trên lớp và về nhà tự học hiệu quả. Để tránh tình trạng “học vẹt”, học sinh phải biết vận dụng, sáng tạo trên cơ sở những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. Đặc biệt, càng sát ngày thi, học sinh cũng không nên học dồn dập quá nhiều kiến thức mà cần tạo tâm lý thoải mái, tự tin.
Theo thầy Lâm, để dễ đạt mục tiêu trúng tuyển, ngoài yêu cầu chắc kiến thức, phụ huynh và học sinh cũng cần lưu ý đăng ký nguyện vọng phù hợp. Bởi thực tế, qua các năm, nhiều em đạt điểm khá cao nhưng vẫn trượt nguyện vọng. Vì vậy, học sinh phải thật cân nhắc dựa vào sức học của bản thân để chọn trường có điểm chuẩn tương ứng, hoặc thấp hơn. Điểm chuẩn này, phụ huynh và học sinh có thể tham khảo điểm “đầu vào” của trường qua các năm trước.
“Tránh tình trạng chọn trường theo số đông mà không căn cứ vào năng lực của mình. Các em cần đăng ký nguyện vọng 1 vào trường mong muốn và tự tin đạt điểm “đầu vào”. Còn nguyện vọng 2, các em nên chọn trường “top” dưới có điểm chuẩn thấp hơn trường nguyện vọng 1”, thầy Lâm chia sẻ.
Cần dựa vào năng lực của con, em mình
Năm nay, Sở Giáo dục- Đào tạo Hà Nội tiếp tục áp dụng phương thức tuyển sinh kết hợp thi tuyển với xét tuyển “đầu vào”. Dự kiến năm học 2015- 2016, toàn thành phố Hà Nội có 81.500 học sinh xét tốt nghiệp THCS và khoảng 67.500 học sinh thi tuyển vào lớp 10 hệ THPT. Trong đó, có 53.000 học sinh vào các trường công lập và hơn 14.000 học sinh sẽ vào các trường dân lập.
Ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc Sở Giáo dục- Đào tạo Hà Nội cho biết: Chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm nay vẫn giữ nguyên như năm ngoái, trong khi đó, số lượng học sinh lớp 10 lại giảm đi so với năm 2015 khoảng 4.000 học sinh. Do vậy, số lượng học sinh vào trường công lập năm nay nhiều hơn năm ngoái.
Theo ông Đại, hiện Sở Giáo dục- Đào tạo Hà Nội đang thống kê điều kiện cơ vật chất của các trường THPT trên địa bàn thành phố, sắp tới sẽ giao chỉ tiêu tuyển sinh cụ thể cho từng trường
Cũng theo đánh giá của nhiều giáo viên, tỷ lệ chọi vào các trường công lập không thay đổi so với các năm. Bà Phan Thị Luyến, Hiệu trưởng trường THPT Thực nghiệm (Hà Nội) cho biết: Số lượng học sinh lớp 9 năm nay ít hơn so với các năm nên tỷ lệ chọi cũng chỉ “sàn sàn” như những năm trước. Phụ huynh nào cũng muốn con học trong môi trường giáo dục tốt, tuy nhiên, việc chọn trường cũng cần phải dựa vào năng lực và sở trường của các em. Theo bà Luyến: Hiện có những trường THPT tập chung vào giảng dạy kiến thức để tập trung cho các kỳ thi và có những trường THPT lại đào tạo theo hướng rèn luyện kỹ năng, phẩm chất cho học sinh. Phụ huynh và học sinh cần cân nhắc chọn trường cho phù hợp.
Điện trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội) cho biết: Thi vào lớp 10 cũng như thi đại học, học sinh cần phải xác định năng lực, sở trường của mình ở mỗi môn thi để có kết quả cao. Bởi có nhiều em học đến lớp 9 vẫn chưa thể hiện rõ năng lực của mình ở các môn thi vào lớp 10 THPT.
Đại diện trường THPT Đông Anh (Hà Nội) cho biết: Năm nay, tỷ lệ chọi vào các trường công lập cũng như các năm. Tuy nhiên, trong thi cử cũng có học sinh trượt, học sinh đỗ từ đó khẳng định năng lực của mỗi em. Những học sinh có năng lực học tốt sẽ đỗ được vào các trường công lập, trường chuyên, còn lại các em phải học các trường công lập và trung tâm giáo dục thường xuyên.
Xem thêm:
loading...
0 nhận xét Blogger 0 Facebook