Phương pháp học và làm bài thi môn Lí đạt điểm cao: Nhận đinh cấu trúc đề trắc nghiệm Lí, chia sẻ kinh nghiệm làm bài, lưu ý một số sai lầm dễ mắc phải


1. Nhận định cấu trúc đề thi môn vật lí: năm nay vẫn sẽ có 50 câu hỏi, gồm:
- Phần câu hỏi cơ bản chiếm 60% (30 câu hỏi): Các thí sinh trình độ trung bình khá có thể vượt qua dễ dàng để đạt được kết quả trung bình.
- Phần câu hỏi nâng cao chiếm 40%, tức 20 câu còn lại mang tính phân hóa cao. Để có thể trúng tuyển vào các trường ĐH, các thí sinh phải “quyết đấu” với các câu hỏi này.
2. Bí quyết khi làm bài:
Vật lý là khoa học thực nghiệm, nếu hiểu sai hiện tượng thì kể như đã “thua ngay từ đầu” ! Không hiểu hiện tượng trong câu hỏi sẽ không biết đâu mà lần! Phải đọc đề kỹ để không có sự hiểu lầm đáng tiếc nào xảy ra.
2.1. Khi con lắc đơn được cho dao động trong một hệ quy chiếu chuyển động có gia tốc so với mặt đất (hệ quy chiếu phi quán tính), ta phải nhìn ra được lực quán tính sẽ có tác dụng như thế nào lên giá trị của gia tốc trọng trường g...
Trong dao động điều hòa của con lắc đơn, nếu câu hỏi có đề cập tới lực căng của dây treo thì ta phải xét bản thân của quả nặng treo vào sợi dây, chứ không phải chỉ xét hình chiếu của quả nặng xuống phương ngang.
2.2. Trong mạch điện xoay chiều RLC, những câu hỏi khó nhất thường liên quan tới mạch có tần số f thay đổi. Như vậy để giải được những câu hỏi thuộc dạng này, ta phải biết rõ sự thay đổi f sẽ làm cảm kháng ZL, dung kháng ZC thay đổi thế nào? Nó sẽ gây ra những thay đổi như thế nào cho tổng trở Z, cho cường độ dòng điện I, cho các điện áp UC, UL...
Trong mạch RLC cũng có thể được bố trí vài khóa ngắt điện K1, K2... Ta phải biết nhận định với những trường hợp khi các khóa này được đóng hay mở sẽ gây ra tác dụng gì cho mạch điện: cần lưu ý khi bộ phận nào bị đoản mạch (nối tắt) thì bộ phận đó coi như không còn hiện diện trong mạch nữa.
2.3. Trong phân môn quang học, tính chất sóng của ánh sáng được đề cập trong các bài về tán sắc giao thoa quang phổ..., còn tính chất hạt lại liên quan đến phần quang lượng tử (sự chuyển dời giữa các mức năng lượng của nguyên tử H trong mẫu Bo).
Với câu hỏi về tế bào quang điện, khi người ta đặt vào giữa hai cực của tế bào một hiệu điện thế UAK thì ta phải nhìn ra hiệu điện thế này sẽ gây ra tác dụng gì cho các electron quang điện bật ra khỏi catôt. Hoặc giả nếu dòng quang điện này được bắn vào từ trường thì từ trường sẽ có tác dụng như thế nào lên dòng quang điện?
2.4. Trong phần hạt nhân nguyên tử, với các phản ứng phóng xạ và phản ứng hạt nhân thông thường, ta phải nắm vững chúng tuân theo những định luật bảo toàn nào để vận dụng đầy đủ.
Một bí kíp các em cần ghi nhớ: khi thấy câu hỏi đề cập đến một đại lượng nào (ví dụ như công suất điện trong mạch RLC, điện áp hiệu dụng giữa hai đầu một đoạn nào đó trong mạch...) thì ta hãy viết ngay biểu thức của đại lượng đó ra, rồi tìm xem trong biểu thức đó đề bài đã cho biết số hạng nào, có số hạng nào biến thiên, bắt ta tìm số hạng nào, từ đó ta sẽ tìm ra hướng giải quyết.
3. Một số sai lầm cần tránh khi làm bài:
3.1. Hấp tấp khi đọc đề: điều này dẫn tới nhiều sai lầm rất ngớ ngẩn. Ví dụ: đề cho trị cực đại U0 của điện áp xoay chiều lại “tưởng nhầm” là điện áp hiệu dụng U, tần số dòng điện đề cho là 60 Hz lại “tưởng nhầm” là 50 Hz... Trong phần vật lý hạt nhân, đề hỏi số nguyên tử đã bị hủy biến lại trả lời bằng số nguyên tử còn lại...
3.2. Viết sai công thức cần sử dụng: khi đã viết ra một công thức, hãy bỏ ra vài giây nhìn lại xem ta có chợt bị mất tỉnh táo và viết sai hay không?
Nếu bị nhầm lẫn ở khâu này và bỏ qua thì khi phát hiện ta sẽ không còn thời gian chỉnh sửa nữa! Với các câu hỏi có liên quan tới kiến thức của lớp dưới thì ta càng phải cẩn trọng hơn nữa.
Ví dụ: công thức tính gia tốc trọng trường g ở độ cao h so với mặt đất (lớp 10), công thức tính công của lực điện trường khi điện tích q dịch chuyển (lớp 11)...
3.3. Cẩu thả trong tính toán: gặp một biểu thức rắc rối, trong biểu thức đó có số hạng phải bình phương, có số hạng phải rút căn... thì ta nên xử lý những phần đó riêng trước rồi hãy đưa vào biểu thức chung sau.
Nghe có vẻ hơi mất thời giờ, nhưng nếu ta có lỡ tính sai kết quả thì khi dò lại ta vẫn có thể biết sai ở khâu nào. Một điều cần lưu ý là phải nhìn vào đáp án để xem những kết quả được viết ở dạng nào (có chứa phân số, có căn thức hoặc chỉ là số thập phân...) để ta hướng sự trình bày đáp số theo dạng đó.
3.4. Dùng sai đơn vị: lỗi lầm này đôi khi thí sinh giỏi cũng mắc phải do sơ suất. Phải lưu ý việc sử dụng đúng đơn vị cho mỗi số hạng khi tính toán là cực kỳ quan trọng!
Nếu ta đã phân tích hiện tượng đúng, dùng công thức đúng mà khi thay số vào để tính toán lại dùng nhầm đơn vị để đi đến một kết quả sai thì quả là vô cùng đau đớn!


Theo thầy NGUYỄN THÀNH TƯƠNG (GV Vật lý Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM)

------------------------------------------
Xem thêm:
>> Trắc nghiệm ôn thi THPT Quốc gia môn Vật lí: TẠI ĐÂY


loading...

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Subscribe to: Posts (Atom)

 
Kho Luận văn - Tiểu luận ©Email: tradiemthituyensinh@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|Soidiemchontruong|inluon|Tài liệu|Hoctrenmobile|SKKN|Tử vi|Science
Link:Bantintuvan|khoahocsupham|SKKN hay|Soidiemchontruong|dayvahoctot|diemthivao10hoctrenmobile|tradiemthituyensinh|How to best
Link:Game|Game|Loans|Insua
Top